Những thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam năm 2015
28/01/2016
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2015, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số các thị trường trên, số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đối với xuất khẩu là 29 thị trường, tổng kim ngạch là 147,36 tỷ USD, chiếm gần 90,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong khi đó, số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đối với nhập khẩu là 19 thị trường, tổng trị giá là 150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch 55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao nhất.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng 9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79 tỷ USD, giảm tới 16,2%.
Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USD tăng 13.9% so với năm 2014.
Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại 5,22 tỷ USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%...
Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm 2014.
Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện 3,02 tỷ USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm từ sắt thép 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%...
Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15% so với năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan với trị giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,…
Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD.
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm 32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loại với trị giá trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,83 tỷ USD tăng 33,68% so với năm 2014,…
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ, (tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014.
Bên cạnh đó xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá với một số thị trường chính năm 2015 (triệu USD)
Nguồn: Báo Hải Quan

Trong khi đó, số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đối với nhập khẩu là 19 thị trường, tổng trị giá là 150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch 55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao nhất.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng 9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79 tỷ USD, giảm tới 16,2%.
Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USD tăng 13.9% so với năm 2014.
Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại 5,22 tỷ USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%...
Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm 2014.
Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện 3,02 tỷ USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm từ sắt thép 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%...
Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15% so với năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan với trị giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,…
Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD.
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm 32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loại với trị giá trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,83 tỷ USD tăng 33,68% so với năm 2014,…
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ, (tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014.
Bên cạnh đó xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá với một số thị trường chính năm 2015 (triệu USD)
Thị trường | Nhập khẩu | Xuất khẩu | Tổng |
---|---|---|---|
Châu Á | 132.468 | 77.796 | 210.264 |
Trung Quốc | 49.527 | 17.141 | 66.668 |
Hàn Quốc | 27.614 | 8.932 | 36.546 |
Nhật Bản | 14.367 | 14.137 | 28.504 |
Đài Loan | 10.993 | 2.084 | 13.077 |
Thái Lan | 8.284 | 3.176 | 11.460 |
Singapo | 6.038 | 3.284 | 9.323 |
Hồng Kông | 1.321 | 6.965 | 8.285 |
Malaixia | 4.201 | 3.584 | 7.785 |
AUE | 522 | 5.696 | 6.218 |
Inđônêxia | 2.743 | 2.852 | 5.596 |
Ấn Độ | 2.657 | 2.474 | 5.130 |
Campuchia | 954 | 2.416 | 3.370 |
Philippin | 906 | 2.020 | 2.926 |
Châu Âu | 12.258 | 34.442 | 46.700 |
Đức | 3.213 | 5.705 | 8.918 |
Hà Lan | 691 | 4.762 | 5.454 |
Anh | 734 | 4.649 | 5.383 |
Italia | 1.453 | 2.851 | 4.305 |
Pháp | 1.261 | 2.953 | 4.213 |
Tây Ban Nha | 404 | 2.302 | 2.706 |
Áo | 412 | 2.181 | 2.593 |
Bỉ | 495 | 1.780 | 2.275 |
Nga | 746 | 1.439 | 2.185 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 150 | 1.359 | 1.509 |
Thụy Điển | 240 | 937 | 1.178 |
Ba Lan | 176 | 585 | 761 |
Đại Dương | 2.023 | 2.906 | 4.929 |
Ôxtrâylia | 2.023 | 2.906 | 4.929 |
Châu Mỹ | 13.675 | 40.487 | 54.162 |
Hoa Kỳ | 7.796 | 33.480 | 41.275 |
Braxin | 2.439 | 1.436 | 3.875 |
Canađa | 449 | 2.411 | 2.859 |
Áchentina | 2.164 | 379 | 2.543 |
Mê Hi Cô | 478 | 1.546 | 2.023 |
Châu Phi | 1.840 | 3.191 | 5.032 |
Arập Xêút | 1.107 | 534 | 1.641 |
Nam Phi | 115 | 1.039 | 1.154 |
Bờ Biển Ngà | 450 | 138 | 588 |
Ai Cập | 362 | 362 | |
Panama | 269 | 269 |
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (08/12/2016)
• Chìa khóa mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường ASEAN (07/12/2016)
• Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam tăng mạnh nhờ thực hiện FTA (06/12/2016)
• Hoa Kỳ, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam (05/12/2016)
• Hoa Kỳ dẫn đầu các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam (04/12/2016)
• Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan 11 tháng đầu năm 2016 (02/12/2016)
• Việt Nam- nhà cung ứng lớn thứ hai mặt hàng giày dép tại Chi Lê (01/12/2016)
• Năng lực xuất khẩu đồ gỗ của ta và nhu cầu nhập khẩu của Úc (30/11/2016)
• Trung Quốc tăng nhập khẩu cá tra, doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu (29/11/2016)
• Xuất khẩu sang Đức 10 tháng đầu năm 2016 tăng ở hầu hết các nhóm hàng (29/11/2016)
TIN TỨC CŨ