Người tiêu dùng vẫn quay lưng với thanh toán trực tuyến
02/12/2016
Tuy giao dịch mua bán online ngày càng tăng mạnh nhưng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam vẫn phát triển chậm, nhất là ở phân khúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phần lớn khách hàng không quan tâm, thích phương thức COD (nhận hàng mới trả tiền).
Việc sử dụng thẻ trong thanh toán chưa được phổ biến tại Việt Nam.
Qua thống kê vừa được Bizweb thực hiện với hơn 23.000 chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là các chủ website đang sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb.vn, chỉ có 7,6% website tích hợp thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán - một tỷ lệ rất thấp so với tiềm năng của thương mại điện tử Việt Nam.
Thanh toán trực tuyến trên website bán hàng giúp người bán tận dụng được công nghệ số vào vận hành kinh doanh, tiết kiệm nguồn lực nhân sự, tài chính đồng thời cho phép người tiêu dùng chỉ cần click chuột ngay trên chính nơi mua để hoàn tất đơn hàng nhanh chóng.
Tuy nhiên, phần lớn khách hàng chỉ thích phương thức COD (nhận hàng mới trả tiền), không mấy quan tâm tới thanh toán trực tuyến. Nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, thanh toán trực tuyến rất tiện lợi, nhưng do thói quen của khách hàng, không còn cách nào khác ngoài việc chiều theo ý họ.
Ông Nguyễn Hữu Sơn, chủ website Shoptienich.com.vn cho hay, 99% khách hàng của shop thích giao hàng rồi mới thanh toán để yên tâm hơn khi mua hàng online.
Còn chủ website Munsstuff.com nhận định, việc tích hợp các cổng thanh toán vào website chỉ phục vụ một lượng rất nhỏ khách hàng đã có thói quen này, còn hầu hết chỉ thích COD hoặc cùng lắm sử dụng chuyển khoản ngân hàng.
Theo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2015, tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thẻ thanh toán là 16%, hình thức thanh toán qua ví điện tử chỉ chiếm 4% doanh nghiệp sử dụng.
Khảo sát khác trong năm 2015 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng cho thấy, tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến mới dừng lại ở con số 17%.
Một trong những cản trở lớn nhất là do thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam, việc sử dụng thẻ trong thanh toán
chưa được phổ biến, nhiều người chưa có kiến thức về thanh toán online, lo ngại bảo mật...
Đáng chú ý, thống kê của Bizweb còn cho thấy, trong tổng số 7,6% website bán hàng tích hợp thanh toán trực tuyến nói trên, có gần 50% đang tích hợp cổng Ngân Lượng, tiếp đến là Bảo Kim (32%), Paypal (30%), Napas (23%), các cổng thanh toán khác chỉ chiếm trên 5%.
Có rất nhiều lựa chọn cổng thanh toán để tích hợp cho website bán hàng nhưng việc đa dạng cổng thanh toán lại không phải là giải pháp được nhiều chủ shop nghĩ tới.
Bizweb đánh giá, hơn 90% trong tổng số các website có tích hợp cổng thanh toán trực tuyến chỉ lựa chọn 1 đến 2 cổng thanh toán cho web của mình.
“Càng tích hợp nhiều cổng thanh toán càng khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn cái nào tốt hơn, tin cậy hơn để rồi cuối cùng họ lại quay về chọn cách an toàn nhất là COD. Vì thế, tốt nhất chỉ nên tích hợp 1 hoặc 2 cổng thanh toán”, ông Nguyễn Thanh Hải, chủ website Shop.chichbong.com nhận định.
Việc sử dụng thẻ trong thanh toán chưa được phổ biến tại Việt Nam.
Qua thống kê vừa được Bizweb thực hiện với hơn 23.000 chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là các chủ website đang sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb.vn, chỉ có 7,6% website tích hợp thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán - một tỷ lệ rất thấp so với tiềm năng của thương mại điện tử Việt Nam.
Thanh toán trực tuyến trên website bán hàng giúp người bán tận dụng được công nghệ số vào vận hành kinh doanh, tiết kiệm nguồn lực nhân sự, tài chính đồng thời cho phép người tiêu dùng chỉ cần click chuột ngay trên chính nơi mua để hoàn tất đơn hàng nhanh chóng.
Tuy nhiên, phần lớn khách hàng chỉ thích phương thức COD (nhận hàng mới trả tiền), không mấy quan tâm tới thanh toán trực tuyến. Nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, thanh toán trực tuyến rất tiện lợi, nhưng do thói quen của khách hàng, không còn cách nào khác ngoài việc chiều theo ý họ.
Ông Nguyễn Hữu Sơn, chủ website Shoptienich.com.vn cho hay, 99% khách hàng của shop thích giao hàng rồi mới thanh toán để yên tâm hơn khi mua hàng online.
Còn chủ website Munsstuff.com nhận định, việc tích hợp các cổng thanh toán vào website chỉ phục vụ một lượng rất nhỏ khách hàng đã có thói quen này, còn hầu hết chỉ thích COD hoặc cùng lắm sử dụng chuyển khoản ngân hàng.
Theo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2015, tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thẻ thanh toán là 16%, hình thức thanh toán qua ví điện tử chỉ chiếm 4% doanh nghiệp sử dụng.
Khảo sát khác trong năm 2015 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng cho thấy, tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến mới dừng lại ở con số 17%.
Một trong những cản trở lớn nhất là do thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam, việc sử dụng thẻ trong thanh toán
chưa được phổ biến, nhiều người chưa có kiến thức về thanh toán online, lo ngại bảo mật...
Đáng chú ý, thống kê của Bizweb còn cho thấy, trong tổng số 7,6% website bán hàng tích hợp thanh toán trực tuyến nói trên, có gần 50% đang tích hợp cổng Ngân Lượng, tiếp đến là Bảo Kim (32%), Paypal (30%), Napas (23%), các cổng thanh toán khác chỉ chiếm trên 5%.
Có rất nhiều lựa chọn cổng thanh toán để tích hợp cho website bán hàng nhưng việc đa dạng cổng thanh toán lại không phải là giải pháp được nhiều chủ shop nghĩ tới.
Bizweb đánh giá, hơn 90% trong tổng số các website có tích hợp cổng thanh toán trực tuyến chỉ lựa chọn 1 đến 2 cổng thanh toán cho web của mình.
“Càng tích hợp nhiều cổng thanh toán càng khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn cái nào tốt hơn, tin cậy hơn để rồi cuối cùng họ lại quay về chọn cách an toàn nhất là COD. Vì thế, tốt nhất chỉ nên tích hợp 1 hoặc 2 cổng thanh toán”, ông Nguyễn Thanh Hải, chủ website Shop.chichbong.com nhận định.
Nguồn báo mới .com
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ