Thương mại điện tử châu Âu đạt hơn 500 tỷ euro năm 2016
29/06/2016
Gần một nửa doanh số đến từ Tây Âu, ngược lại, Đông Âu là nơi tăng trưởng chậm nhất châu lục.
Theo báo cáo thương mại điện tử B2C châu Âu, kim ngạch thương mại điện tử năm nay dự kiến tăng 12%, với tổng doanh số 509,9 tỷ euro. Trong đó, khoảng một nửa doanh thu đến từ Tây Âu - nơi mà năm ngoái thu về 252,9 tỷ euro, trong khi Đông Âu đạt 245 tỷ euro.
Hiện có khoảng 296 triệu người mua sắm trực tuyến ở châu Âu, trung bình mỗi người chi 1.540 euro cho việc mua hàng trên mạng trong năm ngoái. Bà Marlene ten Ham - Tổng thư ký thương mại điện tử châu Âu cho rằng, báo cáo vừa công bố đã vẽ ra viễn cảnh đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp thương mại điện tử.
"Chỉ có 43% dân số châu Âu từ 15 tuổi trở lên mua hàng trực tuyến, 16% trong số này mua hàng ở nước khác. 16% doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng qua mạng, một nửa số này kinh doanh xuyên biên giới. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường thương mại điện tử châu Âu vẫn chưa khai phá hết", bà Marlene ten Ham nhận xét.
Tổ chức thương mại điện tử châu Âu dự báo, qua năm 2017, tổng doanh số bán hàng trực tuyến hàng hóa, dịch vụ sẽ đạt 598 tỷ euro và lên 660 tỷ euro vào năm 2018.
Anh, Pháp và Đức vẫn là những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử ở lục địa già. Năm ngoái, chỉ 3 quốc gia này chiếm hơn 60% tổng doanh thu trực tuyến châu lục. Với 157,1 tỷ euro, Anh đang dẫn đầu quy mô thị trường thương mại điện tử B2C. Nhưng về số lượng người mua sắm trực tuyến, Đức mới chiếm ngôi vị quán quân 51,6 triệu so với 43,4 triệu tại Anh. Ukraina là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ 35% so với năm 2014, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (34,9%) và Bỉ (34,2%).
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những số liệu tích cực, thương mại điện tử châu Âu còn phải giải quyết nhiều vấn đề để thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường. Cụ thể là thách thức cho những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới, gồm sự đối lập về quy định pháp luật quốc gia, thuế (VAT), hệ thống hậu cần và phân phối.
Nguồn: VnExpress
Theo báo cáo thương mại điện tử B2C châu Âu, kim ngạch thương mại điện tử năm nay dự kiến tăng 12%, với tổng doanh số 509,9 tỷ euro. Trong đó, khoảng một nửa doanh thu đến từ Tây Âu - nơi mà năm ngoái thu về 252,9 tỷ euro, trong khi Đông Âu đạt 245 tỷ euro.
Hiện có khoảng 296 triệu người mua sắm trực tuyến ở châu Âu, trung bình mỗi người chi 1.540 euro cho việc mua hàng trên mạng trong năm ngoái. Bà Marlene ten Ham - Tổng thư ký thương mại điện tử châu Âu cho rằng, báo cáo vừa công bố đã vẽ ra viễn cảnh đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp thương mại điện tử.
"Chỉ có 43% dân số châu Âu từ 15 tuổi trở lên mua hàng trực tuyến, 16% trong số này mua hàng ở nước khác. 16% doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng qua mạng, một nửa số này kinh doanh xuyên biên giới. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường thương mại điện tử châu Âu vẫn chưa khai phá hết", bà Marlene ten Ham nhận xét.
Tổ chức thương mại điện tử châu Âu dự báo, qua năm 2017, tổng doanh số bán hàng trực tuyến hàng hóa, dịch vụ sẽ đạt 598 tỷ euro và lên 660 tỷ euro vào năm 2018.
Anh, Pháp và Đức vẫn là những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử ở lục địa già. Năm ngoái, chỉ 3 quốc gia này chiếm hơn 60% tổng doanh thu trực tuyến châu lục. Với 157,1 tỷ euro, Anh đang dẫn đầu quy mô thị trường thương mại điện tử B2C. Nhưng về số lượng người mua sắm trực tuyến, Đức mới chiếm ngôi vị quán quân 51,6 triệu so với 43,4 triệu tại Anh. Ukraina là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ 35% so với năm 2014, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (34,9%) và Bỉ (34,2%).
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những số liệu tích cực, thương mại điện tử châu Âu còn phải giải quyết nhiều vấn đề để thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường. Cụ thể là thách thức cho những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới, gồm sự đối lập về quy định pháp luật quốc gia, thuế (VAT), hệ thống hậu cần và phân phối.
Nguồn: VnExpress
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ