Nông, lâm thủy sản
Nông, lâm, thủy sản xuất khẩu 9 tháng tăng 15%
26/09/2014

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên cả nước trong tháng 9/2014 ước đạt 2,4 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng năm 2014 lên 21,26 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính như gạo, chè, cà phê… ước đạt 11,10 tỷ USD, tăng 9,8%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,71 tỷ USD, tăng 23,0%; giá trị xuất khẩu gỗ & sản phẩm gỗ ước đạt 4,44 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Cụ thể, khối lượng xuất khẩu cà phê trong tháng 9/2014 ước đạt 100 nghìn tấn với giá trị đạt 226 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 1,37 triệu tấn và 2,84 tỷ USD, tăng 33,1% về khối lượng và tăng 29,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.

Bên cạnh đó, tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ngành hàng hạt tiêu vẫn nằm trong tốp đầu nông sản xuất khẩu với khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9/2014 ước đạt 8 nghìn tấn, với giá trị đạt 77 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2014 lên 141 nghìn tấn với giá trị 1,07 tỷ USD, tăng 25,3% về khối lượng và tăng đến 43,0% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu là ngành hàng thủy sản với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9/2014 ước đạt 680 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng năm đạt 5,71 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2013.

Gỗ và sản phẩm gỗ, cũng là ngành hàng có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 9/2014 đạt 500 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2014 đạt 4,44 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Mặc dù, trên các ngành hàng đều có sự tăng trưởng đáng kể, song một số nông sản chính như gạo, chè, cao su… lại có sự sụt giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, là ngành hàng gạo đã giảm 3,8% về khối lượng và giảm 0,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng qua chỉ ước đạt 5,1 triệu tấn và giá trị khoảng 2,33 tỷ USD.

 

Tham khảo kết quả xuất khẩu một số nhóm hàng nông, lâm thuỷ sản tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2014

 

TT

 

Nhóm/mặt hàng

 

Ước tháng 9/2014

 

Ước 9 tháng 2014

 

So t9/2014 so với
t8/2014 (%)

 

So 9T/2014 so với 9T/2013 (%)

 

Số lượng

 

Kim
ngạch

 

Số lượng

 

Kim
ngạch

 

Số
lượng

 

Kim
ngạch

 

Số
lượng

 

Kim
ngạch

 

 

 

Nông, lâm, thuỷ sản

 

 

 

2.398

 

 

 

21.261

 

 

 

19,1

 

 

 

14,9

1

Thủy sản

 

680

 

5.714

 

 

 

-10,8

 

 

 

23,0

2

Rau quả

 

100

 

1.141

 

 

 

-26,2

 

 

 

42,7

3

Hạt điều

30

197

229

1.482

 

-9,8

 

-10,1

 

21,4

 

23,6

4

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

500

 

4.444

 

 

 

-9,7

 

 

 

14,4

5

Cà phê

100

226

1.366

2.844

 

2,3

 

4,3

 

33,1

 

29,2

6

Chè

12

21

96

162

 

-3,9

 

-5,8

 

-5,8

 

-0,6

7

Hạt tiêu

8

77

141

1.067

 

-12,1

 

-9,6

 

25,3

 

43,0

8

Gạo

600

285

5.100

2.326

 

-9,4

 

-5,6

 

-3,8

 

-0,1

9

Sắn và các sản phẩm từ sắn

200

79

2.487

817

 

-7,1

 

2,5

 

0,8

 

-0,7

10

Cao su

140

233

713

1.264

 

22,9

 

21,1

 

-1,4

 

-26,2

Vẫn chủ yếu xuất thô

Mặc dù xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản thời gian qua vẫn là chủ lực của nền kinh tế nhưng chưa có một hướng đi rõ nét nhằm khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu, dẫn tới việc bị “lép vé” so với các mặt hàng cùng chủng loại của nhiều nước và hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam do mải "chạy đua" về thứ hạng xuất khẩu nên đã không chú ý đến nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, hạn chế của các mặt hàng nông sản xuất khẩu là chủ yếu xuất thô, chất lượng hàng hóa không đồng nhất khiến cho đối tác không tin tưởng và thường xuyên ép giá.

Giá cà phê trong nước luôn lệ thuộc vào các nhà đầu cơ nên giá tăng hay giảm đều do các nhà đầu cơ khống chế. Do xuất khẩu cà phê thô nên dù có sản lượng lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước đều không làm chủ được giá xuất khẩu sẽ tăng hay giảm.

Tương tự với ngành cao su, khoảng 3 năm lại đây giá liên tục giảm sâu, không ít doanh nghiệp lao đao vì khó tìm đầu ra. Thế nhưng, nghịch lý là các doanh nghiệp trong nước đang phải nhập khẩu một lượng lớn cao su từ nước ngoài về để sản xuất. Một số lãnh đạo doanh nghiệp nhập khẩu cao su để sản xuất cho hay, sở dĩ có nghịch lý cao su trong nước khó xuất khẩu, còn các doanh nghiệp trong nước vẫn phải nhập khẩu cao su với lượng lớn là do Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu cao su thiên nhiên dưới dạng thô, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại cần cao su tổng hợp để sản xuất.

Ngoài xuất khẩu thô, nông sản Việt còn bị thua kém các nước khác vì chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hiện để ký được một hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải rất khó khăn khi chứng minh cho đối tác thấy được năng lực sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và sản phẩm có chất lượng tốt. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp lớn mới có đủ lực để làm từ A- Z (từ xây vùng nguyên liệu cho tới sản xuất chế biến), còn những đơn vị vừa và nhỏ thì chỉ có khả năng làm chế biến. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nông dân nên sản phẩm không đồng đều cho mỗi lần xuất khẩu.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách kinh tế hướng vào xuất khẩu đã có nhưng vì thiếu chủ động trong hoạt động xuất khẩu nên nông sản Việt Nam luôn luôn phải phụ thuộc vào các thị trường. Cái sai của doanh nghiệp hiện nay chính là tập trung quá nhanh, quá nhiều vào một số thị trường lớn. Khi thị trường nhận thấy dấu hiệu thừa sản phẩm xuất khẩu nào đó thì sẽ hình thành những rào cản phi thuế quan không đáng có.

Nhiều ý kiến cho rằng, bước sang năm 2015, quan điểm xuất khẩu cũng phải thay đổi. Theo đó, thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, một sản phẩm muốn cạnh tranh được ở thị trường nước ngoài, trước hết nó có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước về chất lượng và giá cả. Doanh nghiệp không thể có hai loại sản phẩm: sản phẩm tiêu thụ nội địa và sản phẩm xuất khẩu.

Thời gian tới, cơ hội dành cho xuất khẩu rất lớn, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu nông sản khi mà hàng loạt hiệp định song phương và đa phương được ký kết, lúc đó thuế quan sẽ được dỡ bỏ về mức 0 – 5%. Đây chính là cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu Việt Nam nói chung và sản phẩm nông sản nói riêng. Tuy nhiên vấn đề cần được giải quyết đối với sản phẩm nông sản là ở chỗ sản phẩm xuất khẩu bán giá nào và có đạt chất lượng hay không?

Ý kiến bạn đọc