Rào cản thương mại
Một số rào cản trên con đường hội nhập kinh tế toàn ASEAN
12/05/2015

Báo cáo cho rằng trong khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trên lộ trình hướng đến tự do hóa thương mại trong khu vực vào cuối năm nay, các trụ cột quan trọng khác của AEC như xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan, tăng cường dòng dịch chuyển lao động và hội nhập tài chính đang phải đối mặt không ít trở ngại.
Các trở ngại này có thể là do sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước thành viên, thiếu năng lực thể chế và sự thay đổi trọng tâm hướng và các vấn đề chính trị trong nước.


Kế hoạch chi tiết thành lập AEC lần đầu tiên được đưa ra năm 2007. AEC được dự định hình thành vào tháng 12 năm nay.

Khi thời hạn chót đang đến rất gần, ASEAN có thể đưa ra tuyên bố thiết lập Cộng đồng kinh tế với một khu vực thương mại hàng hóa tự do gần như hoàn toàn.
Một số khác biệt đáng kể giữa các nước thành viên ASEAN cũng gây nên những khó khăn nhất định trong quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế. Những khác biệt bày bao gồm quy mô dân số, thu nhập bình quân đầu người, môi trường kinh doanh, cấu trúc khác nhau của các quy định pháp lý và thuế, các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp. Các hàng rào phi thuế quan, cả ở châu Á và quốc tế, đã tăng lên khá nhiều kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009.
Các cuộc bầu cử lập pháp sắp diễn ra ở một số quốc gia thành viên ASEAN - cụ thể là Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan - trong những năm tới, vấn đề chính trị trong nước có thể chiếm hết chương trình nghị sự của Chính phủ các quốc gia này.
Dòng lao động trong ASEAN dịch chuyển theo xu hướng nào cũng là một trở ngại đối với ASEAN. Singapore và Indonesia là những ví dụ điển hình. Các nước này đã từng hạn chế dòng người nhập cư để xoa dịu sự thất vọng của người dân trong nước khi chi phí sinh hoạt tăng cao và các mối quan ngại số dân gốc nước ngoài lớn đang làm thay đổi cấu trúc xã hội, thậm chí còn ban hành luật bắt buộc lao động nước ngoài phải nói tiếng địa phương.


Một số nhà kinh tế đã lên tiếng về báo cáo phân tích này của Moody.
Nhà kinh tế Leong Wai Ho của hãng Barclays cho biết:

 Thực tế, hội nhập kinh tế ASEAN để biến ASEAN giống bất cứ điều gì như Liên minh châu Âu là rất khó xảy ra.

 Có thể có tự do hóa thương mại hàng hóa và đầu tư ở một mức độ nhất định nhưng một số các vấn đề như di chuyển lao động, tiêu chuẩn khác nhau của các dịch vụ ở các quốc gia thành viên và sự chênh lệch giàu nghèo trong khu  vực sẽ vẫn là các lực cản chính".


Nhà kinh tế độc lập Song Seng Wun khẳng định: Hội nhập kinh tế ASEAN chắc chắn là không bị trật đường ray nhưng đang diễn ra ở tốc độ vừa phải để các nước thành viên có thể phân loại, giải quyết các vấn đề như dòng dịch chuyển lao động. Chúng ta phải luôn luôn lưu ý rằng các nước thành viên đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển kinh tế và đều có những vấn đề chính trị của riêng mỗi nước.


Kể từ các loại thuế nội khối được cắt giảm dần từ 2007, kim ngạch thương mại trong khu vực đã có xu hướng tăng lên, đạt mức cao nhất vào năm 2009 với giá trị cao kỷ lục hơn 600 tỷ USD (809 tỷ đô la Singapore) vào năm 2013.


Tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nội khối so với tổng FDI chảy vào khu vực này cũng tăng lên từ mức 11,3% năm 2007 lên mức 17,4 % trong năm 2013.


Trong những năm qua, ASEAN đã thực hiện thành công nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau và một số hiệp định liên quan khác.

Ý kiến bạn đọc