Tin tức
Những hạn chế của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam trong tiếp cận các mạng bán lẻ
19/09/2013

Mặc dù phân tích ở trên cho thấy những thuận lợi cơ bản để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận đến các mạng bán lẻ toàn cầu nhưng trên thực tế, việc tiếp cận này còn rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Cụ thể

Doanh nghiệp có thể tiếp cận nhưng khả năng khai thác các tiện ích của các mạng bán lẻ còn rất hạn chế

Dựa trên các kết quả khảo sát trực tiếp từ các mạng bán lẻ toàn cầu, có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động với việc tiếp cận các mạng bán lẻ và số lượng các loại hàng hóa được chào bán ngày một tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khai thác các lợi thế mà mạng bán lẻ mang lại chưa thực sự hiệu quả dẫn đến hàng hóa Việt Nam có ít và rất khó tiếp cận trên các mạng.

Vấn đề trước hết nằm ở khả năng sử dựng các từ khóa và xếp hàng hóa vào danh mục hiển thị theo đặc trưng tìm kiếm sản phẩm. Các mạng bán hàng nói chung đều sử dụng công cụ tìm kiếm làm phương tiện di chuyển từ nhu cầu của khách hàng đến nguồn cung của sản phẩm. Mội đường đi của nhu cầu đều thông qua con đường này. Các tiêu thức tìm kiếm luôn đa dạng, phong phú như: tìm theo tên sản phẩm, theo mã sản phẩm, theo chất liệu cấu thành sản phẩm, theo khoảng giá… Nếu doanh nghiệp không biết cách sắp xếp hàng hóa của mình vào đúng tên gọi của nó (thông thường đều dùng tiếng Anh), việc tìm kiếm sẽ trở nên rất khó khăn và hàng hóa của doanh nghiệp có thể rơi vào tình thế không ai tìm thấy. Đây là mỗi cơ bản mà các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều mắc phải.

Vấn đề thứ 2 nằm ở việc thiết kế gian hàng / kệ trưng bày sản phẩm (showcase). Một gian hàng với hình ảnh đúng chuẩn, dễ tải (load), tốc độc tải nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và gian hàng gọn gàng, mầu sắc dễ chịu sẽ tạo được hiệu ứng tích cực cho người mua. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam khi trưng bày các gian hàng luôn sử dụng hình ảnh lặp đi lặp lại, dung lượng ảnh nhiều khi không đạt chuẩn (quá lớn) làm cho tốc độ tải chậm. Ví dụ điển hình như gian hàng thủ công mỹ nghệ, bày bán đèn lồng, cùng một mặt hàng đèn lồng, ảnh hiển thị không khác nhau nhiều, nhưng giá bán lại chệnh lệch nhau đến 20 – 25 USD làm cho khách hàng không thể hiểu được đâu là sự khác biệt của các sản phẩm. Việc thể hiện hàng hóa gắn với đặc tính, chất liệu… chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng.

Liên kết truyền thống đến các mạng bán lẻ toàn cầu chưa có

Các mạng bán lẻ toàn cầu lớn trên thế giới hiện nay (ở tất cả các loại sản phẩm) có thể kể đến; amazon.com, Best Buy; Cable Organizer; CDW; Crutchfield; Garmin; Ritz Camera; American Apparel; American Eagle; Antrhopologie; Athleta; Avelle; Bluefly; Cusp; Design by Humans; Eddie Bauer; Gap; Karmaloop; Lands’ End; Levi’s; Martin and Osa; NikeID; Nine West; Shoe Line; Roxy; Under Armour; Under Gear; Vans; Wet Seal; Zappos. Tuy nhiên, các liên kết mạng bán lẻ truyền thống đối với các mạng này Việt Nam chưa có nhiều. Các liên kết nếu có chỉ dừng ở việc, Việt Nam phân phối hàng hóa của các mạng này tại thị trường Việt Nam (VD: chuỗi cửa hàng bán đồ Levi’s, Nine West…), trong khi, các nhãn hàng Việt Nam liên kết may sản phẩm như GAPP, A. Egle… lại không có liên kết này và các sản phẩm chào bán trên các mạng này đều chỉ thể hiện hàng hóa xuất xứ của nước sở tại. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận đến các mạng bán lẻ này.

Liên kết truyền thông, thương hiệu còn hạn chế

Như đã trình bày ở trên, việc liên kết với các mạng bán lẻ hiện mới dừng lại  ở việc Việt Nam có hợp tác sản xuất sản phẩm. Trong khi đó, các mạng bán lẻ chuyên doanh về các loại sản phẩm như: dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ, điện tử… đều có và các doanh nghiệp Việt Nam cũng sở hữu những mạng tương tự (VD: mạng giới thiệu hàng hóa của các tập đoàn, tổng công ty như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Cổng thông tin làng nghề...) nhưng các liên kết truyền thông, trao đổi tầm ảnh hưởng của thương hiệu là rất hạn chế và gần như chưa có. Điều này làm cho việc muốn gia tăng thị phần hàng Việt Nam trên các mạng này gặp không ít khó khăn.

Sự cạnh tranh lớn từ các nước cùng điều kiện

Khảo sát sơ bộ với hàng hóa các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ ở phần trên phần nào cho thấy các loại sản phẩm chào bán trên các mạng bán lẻ toàn cầu gần như tương đồng giữa các nước. Tuy nhiên, việc chào bán sản phẩm của các nước thực hiện bài bản hơn, các thao tác chào hàng chuyên nghiệp hơn (từ các chọn từ khóa, hiển thị hình ảnh…) đã làm gia tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

 Hạ tầng giao nhận, vận tải chưa đủ đáp ứng trong giao nhận hàng hóa

Giao hàng trong bán hàng trực tuyến đa dạng và không cố định địa điểm, do đó, khi tham gia vào các mạng bán lẻ toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo có được mạng thanh toán đủ rộng, phủ khắp để việc giao hàng thuận tiện, tránh những chi phí phát sinh cho cả người bán và người mua.

Hiện nay, với mua bán hàng nội địa, doanh nghiệp Việt Nam cơ bản đáp ứng được yêu cầu này, tuy nhiên, với các mạng mua bán toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ điều kiện để bán trực tiếp do các mạng bán hàng toàn cầu hàu hết chưa có mạng vận chuyển và các hệ thống cửa hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc liên kết với các doanh nghiệp khác trên thế giới để phân phối sản phẩm Việt Nam vẫn có thể làm được

Ý kiến bạn đọc