Nông, lâm thủy sản
Thuỷ sản xuất khẩu thủy sản ước đạt gần 8 tỷ USD
18/12/2014

 Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng ở nhóm đầu thế giới về nuôi trồng và đứng thứ 4 trên toàn cầu về xuất khẩu thủy sản. Tôm hiện là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.

 

Tới hết tháng 11/2014, các mặt hàng thủy sản của nước ta đã xuất khẩu các sang 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự kiến, năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 6-7% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng trên 18% so với năm trước.

 

Trong bối cảnh các thỏa thuận hiệp định song phương với các thị trường xuất khẩu lớn sắp được ký kết, nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, từ đầu 2015, hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, đồng thời với đó cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu cao theo tiêu chuẩn quốc tế như sản phẩm thủy sản bền vững, tăng các đòi hỏi về truy nguyên nguồn gốc.

 

Vì vậy, mặc dù nhu cầu nhập khẩu thủy sản từ các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản... còn rất lớn nhưng giải pháp để cạnh tranh quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta là phải cạnh tranh bằng con đường chất lượng hàng hóa.

 

Hiện nhu cầu hàng thuỷ sản vẫn tiếp tục rất lớn. Nhưng khi các nước nhập khẩu họ có đa dạng nhà cung cấp, chúng ta phải tính đến xu thế phải đảm bảo các tiêu chí để cạnh tranh bằng chất lượng mới duy trì được mức tăng trưởng, duy trì được hàm lượng giá trị gia tăng.

 

 

Xuất khẩu tôm có thể chạm mốc 3,8 tỷ USD

 

Vượt qua nhiều dự đoán về tình hình xuất khẩu tôm, thực tế cho thấy, tổng kim ngạch tôm xuất khẩu năm nay sẽ vượt ngưỡng 3,8 tỷ USD.

 

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản nói chung hay xuất khẩu tôm nói riêng trong năm nay có khá nhiều thách thức. Ngoài thị phần xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh tại các thị trường như châu Âu, Hàn Quốc, Úc, tại thị trường chính là Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam là 6,37%. Đây là mức thuế cao nhất từ trước đến nay.

 

Tại thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam gặp rào cản kháng sinh vì nông dân còn có thói quen sử dụng kháng sinh trong phòng trừ dịch bệnh tôm. Do đó, theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng là làm sao nâng dần ý thức người dân trong việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, để từ đó kiểm soát được chất lượng tôm thương phẩm.

Ý kiến bạn đọc