Đấu giá trực tuyến tại Việt Nam
29/07/2016
Đấu giá trực tuyến Việt Nam nhập cuộc như thế nào?
Trong khi đấu giá đã phát triển trên thế giới từ khá lâu đời và hoàn thiện về quy trình cũng như hành lang pháp lý thì tại Việt Nam, đấu giá vẫn còn là một loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ, chúng ta còn chưa thực sự tận dụng ngay cả hình thức đấu giá trực tiếp như một phương thức kinh doanh hiệu quả, chứ chưa nói đến việc thực hiện hoạt động này trên mạng Internet.
Do tính chất đặc thù của Internet là không có rào cản về địa lý do đó việc sớm nhập cuộc với đấu giá trực tuyến đã giúp cho các đại gia như eBay biến thị trường này như “sân chơi” riêng của mình và sẽ rất khó để cho những doanh nghiệp khác cho dù đang ở trong nước mình cũng khó có thể vươn lên tìm chỗ đứng trên Internet để thu hút được khách hàng đến với website.
Tuy vậy, dù không thể so sánh với eBay, nhưng một số trang web đấu giá trực tuyến tại Việt Nam cũng đã có những cố gắng riêng nhằm tạo ra môi trường ban đầu cho những người dùng Internet trong nước có thể hiểu và tiếp cận với hình thức kinh doanh này.
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp đầu tư cho việc xây dựng các website đấu giá, vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng những trang web này cũng đã hoàn thiện các chức năng cơ bản để một giao dịch đấu giá có thể thực hiện trên trang.
Sau đây chúng ta cùng xem một số trang web đấu giá được báo điện tử Vietnamnet thống kê và đánh giá bao gồm:
- www.heya.com.vn
- http://chodaugia.bancanbiet.com/
- www.saigonbid.com
- www.saigondaugia.com
Đi đầu trong số các website đấu giá trực tuyến tại Việt Nam hiện nay là Heya.com.vn. Ra đời vào tháng 14-09-2004 đến nay Heya đã có khoảng 3.200 thành viên. Mỗi ngày trên trang web này có khoảng 20 mặt hàng được rao bán. Tỉ lệ mua bán thành công trên trang này đạt 10%. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn sau này về Heya trong phần trao đổi kinh nghiệm
Tương tự như Heya, tuy ra đời sau (ngày 10-11-2004) nhưng trang đấu giá bancanbiet.com của Công ty Phần mềm Sài Gòn Liên Phương (LPsoft) đã sớm thu hút được nhiều thành viên nhờ cách tổ chức hấp dẫn. Ngoài việc yêu cầu công khai các thông tin mua bán như Heya, LPsoft còn có thêm chức năng cấp tài khoản. Người dùng khi đăng ký sẽ có một tài khoản để đấu giá trên mạng. Với tài khoản này người dùng có thể nạp tiền thông qua ngân hàng bằng cách gửi đến tài khoản của LPsoft. Sau đó LPsoft sẽ chuyển số tiền đó vào tài khoản đấu giá của người dùng. Nếu chưa tin tưởng người dùng có thể tham gia trò chơi câu cá giải trí có thưởng. Số tiền trúng thưởng sẽ được nạp vào tài khoản người dùng để tham gia đấu giá nếu cần. Tuy mới, nhưng hiện nay bancanbiet.com đã có khoảng 5.000 thành viên có tài khoản tiền mặt do nạp tiền và do có tiền từ trò chơi câu cá. Song song với chợ đấu giá, LPsoft còn xây dựng thêm nhiều dịch vụ khác để thu hút thành viên và bù đắp cho chợ đấu giá như: cơ hội việc làm, rao vặt, quảng cáo… Tiền thu về từ các nguồn này cũng được 15-20 triệu/tháng đủ để bù đắp cho việc xây dựng chợ đấu giá
Hiện nay trên chợ đấu giá bancanbiet.com có tổng cộng khoảng 60.000 thành viên (thống kê đến đầu tháng 5/2005). Riêng các thành viên có tham gia bán đấu giá và đấu giá khoảng 2.500 – 3.000 thành viên. Mỗi ngày có khoảng 30-40 mặt hàng được đưa lên chợ đấu giá. Lượng tiền giao dịch trên sàn đấu giá mỗi ngày khoảng 10-20 triệu đồng.
Tuy nhiên một thực tế là hiện nay kinh doanh đấu giá tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn và chúng ta cần có thời gian để hoàn thiện những hạ tầng cơ bản và tìm hiểu nắm bắt kinh nghiệm của thế giới. Bên cạnh các yếu tố khách quan như: thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên mạng chưa cao, luật giao dịch điện tử chưa thực sự đi vào hoạt động và còn thiếu các nghị định hướng dẫn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng thiếu niềm tin vào kinh doanh trên mạng nói chung cũng như đấu giá trực tuyến nói riêng… một thực tế chủ quan nữa cho thấy trên các trang đấu giá trực tuyến của Việt nam, chủng loại hàng hóa trên các trang web đấu giá vẫn còn rất ít ỏi, kém phong phú. Đa số là các mặt hàng tiêu dùng và hàng điện tử chứ chưa có những mặt hàng độc đáo và cách tổ chức rao bán đấu giá cũng thiếu tính chuyên nghiệp. Thêm vào đó, một khó khăn chung của các website kinh doanh nói chung là vẫn chưa có một hệ thống thanh toán hoàn chỉnh, các giao dịch đấu giá chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi thông tin và ra quyết định mua hàng, nhưng khi đến khâu thanh toán lại phải sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt hay qua thanh toán giản đơn qua ngân hàng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các giao dịch và có thể làm thất bại các đấu giá thực hiện thành công trên mạng.
(theo sotaytmdt)
Trong khi đấu giá đã phát triển trên thế giới từ khá lâu đời và hoàn thiện về quy trình cũng như hành lang pháp lý thì tại Việt Nam, đấu giá vẫn còn là một loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ, chúng ta còn chưa thực sự tận dụng ngay cả hình thức đấu giá trực tiếp như một phương thức kinh doanh hiệu quả, chứ chưa nói đến việc thực hiện hoạt động này trên mạng Internet.
Do tính chất đặc thù của Internet là không có rào cản về địa lý do đó việc sớm nhập cuộc với đấu giá trực tuyến đã giúp cho các đại gia như eBay biến thị trường này như “sân chơi” riêng của mình và sẽ rất khó để cho những doanh nghiệp khác cho dù đang ở trong nước mình cũng khó có thể vươn lên tìm chỗ đứng trên Internet để thu hút được khách hàng đến với website.
Tuy vậy, dù không thể so sánh với eBay, nhưng một số trang web đấu giá trực tuyến tại Việt Nam cũng đã có những cố gắng riêng nhằm tạo ra môi trường ban đầu cho những người dùng Internet trong nước có thể hiểu và tiếp cận với hình thức kinh doanh này.
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp đầu tư cho việc xây dựng các website đấu giá, vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng những trang web này cũng đã hoàn thiện các chức năng cơ bản để một giao dịch đấu giá có thể thực hiện trên trang.
Sau đây chúng ta cùng xem một số trang web đấu giá được báo điện tử Vietnamnet thống kê và đánh giá bao gồm:
- www.heya.com.vn
- http://chodaugia.bancanbiet.com/
- www.saigonbid.com
- www.saigondaugia.com
Đi đầu trong số các website đấu giá trực tuyến tại Việt Nam hiện nay là Heya.com.vn. Ra đời vào tháng 14-09-2004 đến nay Heya đã có khoảng 3.200 thành viên. Mỗi ngày trên trang web này có khoảng 20 mặt hàng được rao bán. Tỉ lệ mua bán thành công trên trang này đạt 10%. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn sau này về Heya trong phần trao đổi kinh nghiệm
Tương tự như Heya, tuy ra đời sau (ngày 10-11-2004) nhưng trang đấu giá bancanbiet.com của Công ty Phần mềm Sài Gòn Liên Phương (LPsoft) đã sớm thu hút được nhiều thành viên nhờ cách tổ chức hấp dẫn. Ngoài việc yêu cầu công khai các thông tin mua bán như Heya, LPsoft còn có thêm chức năng cấp tài khoản. Người dùng khi đăng ký sẽ có một tài khoản để đấu giá trên mạng. Với tài khoản này người dùng có thể nạp tiền thông qua ngân hàng bằng cách gửi đến tài khoản của LPsoft. Sau đó LPsoft sẽ chuyển số tiền đó vào tài khoản đấu giá của người dùng. Nếu chưa tin tưởng người dùng có thể tham gia trò chơi câu cá giải trí có thưởng. Số tiền trúng thưởng sẽ được nạp vào tài khoản người dùng để tham gia đấu giá nếu cần. Tuy mới, nhưng hiện nay bancanbiet.com đã có khoảng 5.000 thành viên có tài khoản tiền mặt do nạp tiền và do có tiền từ trò chơi câu cá. Song song với chợ đấu giá, LPsoft còn xây dựng thêm nhiều dịch vụ khác để thu hút thành viên và bù đắp cho chợ đấu giá như: cơ hội việc làm, rao vặt, quảng cáo… Tiền thu về từ các nguồn này cũng được 15-20 triệu/tháng đủ để bù đắp cho việc xây dựng chợ đấu giá
Hiện nay trên chợ đấu giá bancanbiet.com có tổng cộng khoảng 60.000 thành viên (thống kê đến đầu tháng 5/2005). Riêng các thành viên có tham gia bán đấu giá và đấu giá khoảng 2.500 – 3.000 thành viên. Mỗi ngày có khoảng 30-40 mặt hàng được đưa lên chợ đấu giá. Lượng tiền giao dịch trên sàn đấu giá mỗi ngày khoảng 10-20 triệu đồng.
Tuy nhiên một thực tế là hiện nay kinh doanh đấu giá tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn và chúng ta cần có thời gian để hoàn thiện những hạ tầng cơ bản và tìm hiểu nắm bắt kinh nghiệm của thế giới. Bên cạnh các yếu tố khách quan như: thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên mạng chưa cao, luật giao dịch điện tử chưa thực sự đi vào hoạt động và còn thiếu các nghị định hướng dẫn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng thiếu niềm tin vào kinh doanh trên mạng nói chung cũng như đấu giá trực tuyến nói riêng… một thực tế chủ quan nữa cho thấy trên các trang đấu giá trực tuyến của Việt nam, chủng loại hàng hóa trên các trang web đấu giá vẫn còn rất ít ỏi, kém phong phú. Đa số là các mặt hàng tiêu dùng và hàng điện tử chứ chưa có những mặt hàng độc đáo và cách tổ chức rao bán đấu giá cũng thiếu tính chuyên nghiệp. Thêm vào đó, một khó khăn chung của các website kinh doanh nói chung là vẫn chưa có một hệ thống thanh toán hoàn chỉnh, các giao dịch đấu giá chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi thông tin và ra quyết định mua hàng, nhưng khi đến khâu thanh toán lại phải sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt hay qua thanh toán giản đơn qua ngân hàng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các giao dịch và có thể làm thất bại các đấu giá thực hiện thành công trên mạng.
(theo sotaytmdt)
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ